Search Intent là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với SEO?

Search Intent là một công cụ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng traffic, thúc đẩy hành vi mua hàng của người dùng cho trang web của bạn. Vậy, thực sự nó là gì và lợi ích cụ thể của nó ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé!

Search Intent là gì? Phân loại Search Intent

Search Intent là gì?
Search Intent là gì?

Search Intent là ý định, mục đích, câu hỏi mà người dùng sử dụng để tìm kiếm. Đó có thể là mục tiêu cuối cùng của người dùng khi sử dụng thanh tìm kiếm trên Google. Thuật ngữ này còn có tên khác là Keyword intent hoặc user intent được dịch là “ý định tìm kiếm”. 

Search Intent được chia làm 3 dạng là:

  • Điều hướng – Navigation (ý định muốn truy cập vào 1 trang web cụ thể nào đó)
  • Thông tin – Informational (ý định muốn tìm kiếm một hoặc một số thông tin cụ thể)
  • Giao dịch – Transactional (ý định muốn thực hiện hành động cụ thể trên website)

Về phân loại, Search Intent bao gồm 9 loại như sau:

  • Nghiên cứu thông tin
  • Tìm câu trả lời nhanh
  • Ý định mua hàng
  • Tìm kiếm địa điểm Local
  • Tìm kiếm trực quan
  • Tìm kiếm video
  • Tìm các tin mới / tin thời sự
  • Tìm hiểu thương hiệu
  • Search Intent tổng hợp

 

Vì sao Search Intent lại quan trọng đối với SEO?

Tầm quan trọng của Search Intent
Tầm quan trọng của Search Intent

Search Intent là một công cụ giúp điều hướng kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với mong muốn của người dùng. Do đó, nếu bạn tối ưu intent tốt, bạn sẽ có được một lượng lớn traffic chất lượng cho trang web của mình. Vì là traffic chất lượng nên có thể kéo theo tỷ lệ chuyển đổi marketing cũng gia tăng một cách đáng kể. 

Trong SEO, khi bạn nghiên cứu từ khóa SEO, bạn cũng cần đến intent người dùng để có thể đáp ứng tốt ý định tìm kiếm của họ. 

 

Yếu tố ảnh hưởng của Search Intent là gì?

Ví dụ, tại Việt Nam nhu cầu tự sửa chữa đồ đạc tại nhà khá phổ biến và phần lớn người dùng thường tìm kiếm từ khóa liên quan có thu nhập từ thấp đến trung bình. Với truy vấn sửa đồ hỏng thì nguyên dùng có xu hướng tìm thông tin để tự sửa trước.

Có thể thấy, yếu tố ảnh hưởng đến Search Intent ở đây chính là hành vi, thói quen, văn hóa, địa lý,… Vì thế mà bạn cần phân tích ý định tìm kiếm của người dùng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Từ đó, bài viết của bạn mới đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng và giúp trang web đạt thứ hạng cao hơn. 

 

Làm gì để tối ưu Search Intent hiệu quả?

Tối ưu SEO Search Intent cho trang web
Tối ưu SEO Search Intent cho trang web

Giải pháp để tối ưu hóa Search Intent cho website chính là tìm hiểu những thông tin xoay quanh truy vấn của khách hàng. Nội dung có thể là bài viết, hình ảnh, video,… Sau đó, bạn hãy hướng người dùng đến các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp bằng hình thức Call-to-action. 

Ngoài ra, việc bạn nên làm để tối ưu SEO Search Intent cho website còn bao gồm:

  • Khám phá ý định tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng
  • Cải thiện nội dung hiện có
  • Tối ưu hóa trang thương mại
  • Truy vấn điều hướng
  • Tối ưu hóa Search Intent nâng cao

 

Lợi ích của trang web khi được tối ưu Search Intent

Giảm tỷ lệ thất thoát

Khi nhận đúng thông tin cần tìm, người dùng sẽ ở lại trang của bạn lâu hơn và giúp giảm tỷ lệ thoát trên trang của bạn.

Tăng lượt xem

Tăng tiếp cận trên website của bạn
Tăng tiếp cận trên website của bạn

Những nội dung được tối ưu Search Intent sẽ thường có chiều sâu và nhiều liên kết ngoài. Khi đáp ứng đúng mong muốn người dùng, họ sẽ dành nhiều thời gian để trải nghiệm nội dung trên trang của bạn

Tiếp cận nhiều đối tượng hơn

Tối ưu SEO Search internet còn giúp website của bạn có cơ hội lệ top với nhiều từ khóa. Với mỗi từ khóa khác nhau sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau. 

Khả năng hiển thị trên phản hồi hữu ích

Google sẽ ưu tiên hiển thị kết quả của bạn trên thông tin phản hồi hữu ích và bạn có cơ hội xuất hiện trên top 0 kết quả tìm kiếm. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây từ WIFIM JSC sẽ giúp bạn hiểu hơn về Search Intent. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ SEO Marketing cho website của mình!

CORPORATE PARTNERSHIP SERVICES

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5