Rich Snippets là gì? Cách áp dụng Rich Snippets cho Webside.

Rich Snippets là gì?

Rich Snippets là gì?
Rich Snippets là gì?

“Rich Snippets” là một thuật ngữ Tiếng Anh. Snippet dịch sang tiếng Việt là mảnh vụn, mảnh nhỏ, hoặc một đoạn trích ngắn. Snippets là mẩu thông tin, đoạn trích ngắn. Khi bạn tìm kiếm một từ khóa, máy tìm kiếm sẽ hiển thị ra những trang web có nội dung liên quan nhất đối với từ khóa đó. Tuy nhiên nội dung của các trang web này không hiển thị đầy đủ mà chỉ được trích lược một phần nội dung từ thẻ mô tả hoặc nội dung của trang web đó. Đoạn trích đó được gọi là Snippets. Còn Rich có nghĩa là giàu có, dồi dào, phong phú.Tuy nhiên trong văn cảnh mà chúng ta đang nhắc đến thì Rich có thể hiểu là quý giá, quan trọng, đặc biệt.

Những website có Rich Snippets sẽ hiển thị nổi bật hơn trên công cụ tìm kiếm
Những website có Rich Snippets sẽ hiển thị nổi bật hơn trên công cụ tìm kiếm

Như vậy, Rich Snippets có thể được hiểu là các thông tin quan trọng, đặc biệt của trang web nhằm giúp cho trang web đó trở nên quan trọng hơn, đặc biệt hơn khi hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Về mặt bản chất, Rich Snippets là những đoạn code đặc biệt bên trong trang web giúp cho các máy tìm kiếm hiểu được nội dung của trang web. Vì thế những website có Rich Snippets sẽ hiển thị nổi bật hơn trên công cụ tìm kiếm và khiến cho người tìm kiếm dễ bị thu hút, click vào website của bạn ( làm tăng tỷ lệ CTR).

 

Vì sao Rich Snippets lại quan trọng với SEO?

Mỗi loại Rich Snippets sẽ có những lợi ích đặc trưng khác nhau, nhưng tất cả các lợi ích đó chúng ta có thể hiểu là làm nổi bật kết quả của website mình trên máy tìm kiếm. Đồng thời bổ sung các thông tin có giá trị đến với người dùng và tăng khả năng để họ click vào nếu các thông tin đó phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ, qua đó tỷ lệ Click-Through Rate (CRT – tỷ lệ click vào so với số lần hiển thị) cũng được cải thiện đáng kể.

Rich Snippet có tỷ lệ click cao hơn. Mọi người có xu hướng chỉ thích click vào kết quả cung cấp cho họ nhiều thông tin hữu ích nhất. Tỷ lệ click của một đoạn trích tăng lên và kéo theo traffic website tăng một cách đáng kể. 

Khi nhiều người click vào nhiều, Google sẽ nhận thấy mọi người yêu thích website của bạn hơn những website khác. Điều đó chắc chắn sẽ cải thiện thứ hạng của bạn, đây cũng là một trong những cách làm SEO hiệu quả.

 

Các loại Rich Snippets phổ biến? Rich Snippets gồm những loại nào?

Rich Snippets gồm những loại nào?
Rich Snippets gồm những loại nào?

Rich Snippets bao gồm 10 loại phổ biến là:

  • Author – Hiển thị đường link dẫn tới tác giả kèm theo ảnh cá nhân và tên của tác giả bài viết. Thông tin này sẽ giúp người dùng xác định được ai là người đã viết bài này, và nếu bạn sử dụng Google Plus thì có thể cho phép hiển thị ảnh avatar và link trỏ tới trang cá nhân trên Google Plus.
  • Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó. Tuy nhiên việc hiển thị thông tin này đang còn nhiều bí ẩn.
  • Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc và địa điểm tổ chức event.
  • Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.
  • People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.
  • Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình trên máy tìm kiếm như giá tiền, đánh giá.
  • Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết.
  • Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó. Thích hợp với các blog marketing hay affiliate.
  • Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Nó sẽ hiển thị một hình ảnh tượng trưng cho ứng dụng, kèm theo đó là giá tiền của ứng dụng đó.
  • Video: Hiển thị ảnh đại diện, độ dài của video, tác giả và ngày tải lên video. Loại rich snippets này đặc biệt dành cho các trang web chuyên chia sẻ video.

 

Tạo Rich Snippets cho website

Tạo Rich Snippets cho Website
Tạo Rich Snippets cho Website

Như đã định nghĩa ở trên, Rich Snippets là những đoạn mã đặc biệt trong trang web cho nên để website của bạn hiển thị Rich Snippets trên các công cụ tìm kiếm thì bạn phải thêm các đoạn mã theo chuẩn của từng loại Rich Snippets mà Google hỗ trợ vào trong trang web của bạn. Khi đó, dữ liệu trang web của bạn được coi là có cấu trúc, tức là đã được chuẩn hóa.

Các bộ chuẩn cấu trúc phổ biến là Microdata, JSON-LD và RDFa. Tuy nhiên Google khuyên người dùng nên sử dụng cấu trúc theo kiểu Microdata. Nếu các bạn ngại code các thẻ định dạng Rich Snippets thì có nhiều công cụ hỗ trợ bạn tạo Rich Snippets tự động rất nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ cần bạn lựa chọn loại Rich Snippets cần tạo rồi khai báo các dữ liệu cần thiết là các công cụ đó sẽ giúp tự động tạo code cho bạn:

  • Schema Generators
  • Microdata Generators
  • WP SEO Structured Data Schema

Ngoài ra, Google cũng cung cấp công cụ đánh dấu dữ liệu ngay trong Google Webmaster Tools để giúp các nhà quản trị web tự đánh dấu trang web của mình. Công cụ của Google rất trực quan, bạn chỉ cần đánh dấu các đối tượng nội dung trên trang web của bạn cho đúng với từng loại dữ liệu có cấu trúc, Google sẽ ghi nhớ cấu trúc đó trên máy chủ của họ và sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm.
Cách này không cần phải chỉnh sửa code nên sẽ không làm cấu trúc trang web của bạn thay đổi, chính vì thế nó cũng không giúp các máy tìm kiếm cải thiện tốc độ đọc, hiểu website của bạn. Hơn nữa, nếu bạn thay đổi nội dung hoặc cấu trúc của website (trong tương lai) thì Google có thể sẽ nhận diện sai các dữ liệu có cấu trúc đã được đánh dấu trước đó. Vì vậy các bạn vẫn nên can thiệp vào code website hơn là sử dụng công cụ của Google.

Bạn sẽ nhìn thấy mỗi một đoạn code đều chứa itemprop, itemscope và itemtype. Hiểu đơn giản:

  • itemprop dùng để định nghĩa thuộc tính cho đối tượng (dữ liệu).
  • itemscope dùng để chỉ định khối dữ liệu được định nghĩa.
  • itemtype dùng để định nghĩa loại dữ liệu có cấu trúc.

Tùy vào mã nguồn website bạn đang sử dụng mà bạn phải chèn code sao cho phù hợp.
All In One Schema.org Rich Snippets – Hỗ trợ tất cả các loại Rich Snippets

  • WP SEO Structured Data Schema – Hỗ trợ tất cả các loại Rich Snippets
  • Yet Another Stars Rating – Hỗ trợ tạo Rich Snippets loại Review
  • WP Review – Hỗ trợ tạo Rich Snippets loại Review
  • WP Product Review – Hỗ trợ tạo Rich Snippets loại Product và Review
  • Organization Schema Widget – Hỗ trợ tạo Rich Snippets loại Organization
  • Rich Contact Widget – Hỗ trợ tạo Rich Snippets loại Organization

Sau khi tạo Rich Snippets thì bạn hãy sử dụng công cụ Rich Snippets Testing Tool của Google để kiểm tra.
 Xin lưu ý rằng:

  • Cần phải mất một khoảng thời gian nhất định để Google cập nhật và hiển thị Rich Snippets cho website của bạn.
  • Không phải bất kì trang web nào cũng được hiển thị Rich Snippets trên công cụ tìm kiếm. Bên cạnh yêu cầu về mặt kỹ thuật thì Google cũng đòi hỏi những trang web có chất lượng, hữu ích với người dùng. Vì thế đừng nên tập trung quá nhiều vào code mà hãy đầu tư mang lại giá trị cho người dùng.!

Kiểm tra bằng Rich Snippets Testing Tool

Sau khi bạn đã thêm các microdata vào bài viết để tạo Rich Snippets, bạn có thể kiểm tra tính hợp lệ của nó ngay tức thì bằng công cụ Rich Snippets Testing Tool của Google.

Rich Snippets Testing Tool
Rich Snippets Testing Tool

CORPORATE PARTNERSHIP SERVICES

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5