DA (Domain Authority) là gì ? làm sao để tăng chỉ số DA

Domain Authority là một thước đó dùng để đánh giá chất lượng của trang web. Hơn thế đây còn là một chỉ số quan trọng mà bất cứ SEO-er nào cũng cần phải lưu ý. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật mọi kiến thức quan trọng về DA, bạn đã sẵn sàng chưa ?

DA (Domain Authority) là gì ?

Định nghĩa Domain Authority là gì (DA) một cách dễ hiểu nhất là số liệu được tạo ra bởi Moz nhằm mục đích là để đánh giá một trang web theo thang điểm từ 1 đến 100, chất lượng của trang web tùy thuộc vào giá trị của điểm số, càng cao càng chất lượng. Có thể hiểu rằng, DA của một trang web càng cao thì xếp hạng của nó trên các kết quả tìm kiếm cũng cao không kém. 

DA không chỉ là minh chứng cho các nỗ lực SEO của bạn mà đây còn có thể được xem như là một điểm số để so sánh được với các website khác. Điểm DA bạn cao hơn thì khả năng xếp hạng của website bạn sẽ cao hơn đối thủ là cái chắc rồi.

DA (Domain Authority) là gì ?
DA (Domain Authority) là gì ?

Cách kiểm tra điểm SEO website với DA

Mình sẽ giới thiệu với bạn một số các tool hữu ích để kiểm tra điểm DA của website như Ahref,link-explorer.

Cách để kiểm tra với Ahref:

  • Truy cập vào trang Ahref
  • Đăng nhập vào website
  • Truy cập vào dashboard, nhập tên miền cần kiểm tra vào

Cách để kiểm tra với Link-explorer

  • Truy cập vào website
  • Tiến hành đăng nhập
  • Nhập website cần kiểm tra DA vào
  • Đợi các kết quả từ Moz phản hồi. 
Cách kiểm tra điểm SEO website với DA
Cách kiểm tra điểm SEO website với DA

Các tiêu chuẩn đánh giá một website có DA tốt

Bạn nên thuộc lòng các tiêu chuẩn sau đây để có được một website với điểm DA tốt:

  • Ngày hết hạn tên miền, nên gia hạn thêm thời gian vì lợi ích lâu dài
  • Kiếm càng nhiều backlink trỏ về càng tốt
  • Thu thập các liên kết chất lượng từ nhiều nơi như khác vị trí địa lý, phần mở rộng tên miền, các nguồn không kết nối với nhau
  • Liên kết các bài viết nội bộ với nhau, đăng tải bài viết mới hãy nhớ liên kết với các bài viết cũ trước đó
  • Xóa bỏ các liên kết độc hại cho website của bạn
  • Xuất bản các bài viết chất lượng cao, có đầu tư chỉn chu thay cho các bài viết cẩu thả, tầm thường.
  • Có thiết lập sitemap, có cài đặt các công cụ đo lường như Google Analytics, Google Business
  • Tăng tốc độ tải trang cho website
  • Tối ưu các thành phần như URL, hình ảnh, đường dẫn, tiêu đề, thẻ mô tả, thẻ heading,…
Các tiêu chuẩn đánh giá một website có điểm DA tốt
Các tiêu chuẩn đánh giá một website có điểm DA tốt

Tổng hợp 9 bước tăng chỉ số DA cho website

Tổng hợp lại 9 bước để tăng được chỉ số DA cho website của bạn:

  • Lựa chọn một tên miền phù hợp với website của bạn
  • Luôn luôn tối ưu mã nguồn của website như thẻ tiêu đề, thẻ hình ảnh, nội dung của trang và cả nội dung các bài viết. Các liên kết thật ngắn gọn, có liên quan đến bài viết mới hoặc cũ nhưng có ích với người đọc
  • Tăng mạnh độ tương tác giữa các từ khóa và nội dung. Các nội dung có chiều sâu, chỉn chu sẽ luôn được ưu tiên
  • Giữ tốc độ đăng bài ổn định, nội dung hấp dẫn, sáng tạo, có ích cho người đọc
  • Sử dụng link manager của SEOpressor để loại bỏ các link có hại cho website
  • Đảm bảo website của bạn có responsive, để đáp ứng yêu cầu mobile-first indexing của Google. Truy cập ngay đến mobile-friendly test by google developers để kiểm tra
  • Nâng cao hình ảnh của website bằng các biện pháp truyền thông, tăng traffic và các backlink.
  • Tăng tốc độ tải trang để tăng trải nghiệm người dùng giúp giảm tỷ lệ thoát trang. Dùng công cụ Pagespeed để quản lý tình hình tải trang của website, đây là công cụ khá hữu ích khi nó nhận biết được các tình trạng mà website bạn đang gặp phải khiến cho tốc độ tải trang bị giảm.
  • Quảng cáo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, nhớ khuyến khích để người dùng follow và tương tác với các bài viết. Quảng cáo tốt sẽ nâng cao điểm DA lên rất nhiều đấy.
Tổng hợp 9 bước tăng chỉ số DA cho website
Tổng hợp 9 bước tăng chỉ số DA cho website

CORPORATE PARTNERSHIP SERVICES

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5