Brand positioning là gì? Tầm quan trọng mà doanh nghiệp phải hướng tới

Brand positioning là gì mà tại sao bất cứ doanh nghiệp nào khi được xây dựng và phát triển đều muốn đạt được, những lợi ích mà nó mang lại cho công ty hay tổ chức có tầm quan trọng như thế nào ?. Hay làm thế nào để có thể xây dựng được Brand Positioning.

Để trả lời hết cho các câu hỏi trên thì hãy cùng chúng tôi đi qua các mục bên dưới, ở phần dưới chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ và dễ hiểu nhất cho các bạn đọc vừa biết đến khái niệm này nhé.

Brand positioning là gì?

Brand Positioning hay còn được gọi với thuật ngữ là định vị thương hiệu, thuật ngữ này thường được sử dụng nhiều trong ngành marketing nói chung và branding nói riêng. Đúng như cái tên thì Brand Positioning chính là định vị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng bảo gồm: chiến lược định vị, chiến lược thương hiệu hay tuyên ngôn định vị

Brand Positioning còn được hiểu là định vị thương hiệu
Brand Positioning còn được hiểu là định vị thương hiệu

Việc thương hiệu được định vị trong tâm trí khách hàng sẽ giúp trả lời được câu hỏi tại sao lại sử dụng sản phẩm của công ty mà không phải của đối thủ. Bởi khi thương hiệu với những sản phẩm độc đáo và được khách hàng quan tâm bởi các tính năng, dịch vụ, sản phẩm độc quyền chắc chắn sẽ được nhớ tới nhiều hơn.

Tầm quan trọng của định vị thương hiệu

Việc định vị thương hiệu của công ty hay tổ chức phải nói là vô cùng quan trọng, và tại sao lại quan trọng như vậy thì có các nguyên do dưới đây:

Tạo sự khác biệt trong tâm trí

Có được yếu tố khác biệt đến từ dịch vụ, sản phẩm, cảm xúc hay sự liên kết với khách hàng là một điểm sáng. Chính những yếu tố độc đáo và sáng tạo đó sẽ làm nổi bật thương hiệu của quý công ty, trong tiềm thức của khách hàng hơn so với các thương hiệu khác cùng ngành.

Định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng vô cùng quan trọng
Định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng vô cùng quan trọng

Hỗ trợ trong chiến lược về giá

Một điểm mà định vị thương hiệu đem lại mà cần phải kể đến chính là hỗ trợ tốt chiến lược về giá của tổ chức. Nếu các sản phẩm cung cấp chất lượng, đẳng cấp thì mức giá sẽ được định hình rõ ràng khi nhắc tới thương hiệu của tổ chức.

Tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành

Một thương hiệu khi có chiến lược nêu ra được các điểm mạnh, giá trị cốt lõi, sản phẩm và các yếu tố độc đáo sẽ có được các lợi thế nhất định. Và chính những điều đó sẽ tạo dựng lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ cùng ngành.

Khi đã có được định vị trong tâm thức của người tiêu dùng thì doanh thu của công ty sẽ cao hơn, có tính bền vững hơn, thị phần trong thị trường tốt hơn và có lượng khách tiềm năng và trung thành nhiều hơn.

Tăng sự sáng tạo cho thương hiệu

Nếu bạn kinh doanh một sản phẩm nào đó thì việc có hàng tá các sản phẩm thay thế ngoài kia có kiểu dáng và hình dạng giống hay gần giống. Thì khi doanh nghiệp có một chiến dịch định vị thương hiệu hiệu quả thì sẽ giúp cho việc buôn bán thuận lợi hơn rất nhiều.

Một chiến dịch định vụ hiệu quả sẽ tạo được hình ảnh riêng, khác biệt và sáng tạo hơn với phần còn lại. Sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách và dễ dàng triển khai các hoạt động khác đơn giản hơn.

Các chiến lược định vị thương hiệu phổ biến

Định vị thương hiệu là quá trình mà doanh nghiệp xây dựng và nỗ lực để sản phẩm hoặc thương hiệu của họ có một vị trí nhất định trong tiềm thức của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra những ấn tượng mà khách hàng sẽ nhớ đến khi nhắc đến thương hiệu hay sản phẩm. Tuyên ngôn định vị thương hiệu thường được sử dụng để thể hiện những giá trị nổi bật của doanh nghiệp đối với khách hàng. Ví dụ, tuyên ngôn thương hiệu “Just do it” của Nike hay định vị thương hiệu “The real thing” của Coca-Cola.

Dưới đây là một số chiến lược định vị thương hiệu phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng:

  • Định vị và xây dựng thương hiệu bằng chất lượng: Tập trung vào việc tạo ấn tượng với khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Định vị dựa vào tính năng của sản phẩm: Tập trung vào những tính năng độc đáo và hữu ích của sản phẩm.
  • Định vị dựa vào chất lượng uy tín của sản phẩm: Xây dựng thương hiệu dựa trên uy tín và độ tin cậy của sản phẩm.
  • Định vị dựa vào đối thủ: So sánh với các đối thủ cạnh tranh để tạo sự khác biệt.
  • Định vị dựa vào giá trị: Tập trung vào việc truyền tải giá trị và lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
  • Định vị dựa vào công dụng: Tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể của khách hàng.
  • Định vị dựa vào mối quan hệ: Xây dựng thương hiệu dựa trên mối quan hệ và tương tác với khách hàng.

Hãy nhớ duy trì và cập nhật thường xuyên chiến lược định vị thương hiệu để giữ cho thương hiệu luôn khác biệt và thu hút khách hàng.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu trực tuyến

Để có thể xây dựng được chiến lược định vị thì điểm độc đáo và sáng tạo chính là điểm quan trọng nhất cần phải có. Để có được điều đó thì dưới đây là 6 bước mà bạn có thể tham khảo qua như:

Xác định rõ thương hiệu bằng cách tự định vị

Việc xác định rõ vị trí hiện tại của bạn là bước tiền đề để có thể tiến tới phân tích đối thủ cạnh tranh, bởi định vị được bản thân ở đâu sẽ giúp doanh nghiệp biết được nên làm bước nào tiếp theo trong các chiến dịch tương lai.

Đầu tiên, cần phải xác định rõ mặt hàng mà doanh nghiệp đang bán khách hàng nhắm tới là ai, và cần làm rõ càng chi tiết càng tốt. Tiếp theo chính là các giá trị như sứ mệnh, giá trị cốt lõi, nhiệm vụ và những điểm mạnh mà doanh nghiệp có mà đối thủ không.

Các bước để xây dựng thương hiệu chiến lược định vị
Các bước để xây dựng thương hiệu chiến lược định vị

Xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Sau khi đã nhìn nhận được các điểm mạnh và điểm yếu cũng như các mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới, thì phân tích đối thủ chính là việc cần làm tiếp theo. Xác định rõ đối thủ mà tiềm lực công ty có thể cạnh tranh với các thông số chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp có được chiến lược, các hành động cụ thể cần phải làm trong giai đoạn tới.

Nghiên cứu đối thủ như chính bản thân

Sau khi đã xác định được đối thủ có thể cạnh tranh và các thông số thì hãy xem họ đang có định vị ở đâu trên thị trường bao gồm như:

Sản phẩm và dịch vụ của họ đang cung cấp có điểm gì đặc biệt hơn trong so với thị trường không, điểm mạnh và điểm yếu là gì, chiến lược Marketing của họ đang thực hiện là gì và có thành công hay không, hiện tại vị trí của họ trên thị trường đang ở đâu.

Xây dựng lên điểm nổi bật của thương hiệu

Điểm đầu tiên khi xây dựng thương hiệu chính là xác định được điểm khác biệt và độc đáo mà doanh nghiệp có được so với đối thủ. Biến những điểm yếu mà đối thủ có hay những điểm nổi trội mà ngành chưa có biến nó thành của mình.

Xây dựng được tuyên ngôn định vị

Đọc có thể hơi rối những có thể nghĩ theo cách dễ hiểu, thì tuyên ngôn chính là một hay hai câu dùng để truyền tải các giá trị mà doanh nghiệp có. Đó chính là câu slogan mà khi khách hàng đọc vào sẽ biết hiểu được tiếng lòng của công ty.

Đánh giá hiệu quả

Sau khi đã làm xong các bước thì bạn hãy dành thời gian ra để kiểm tra và đánh giá lại liệu định vị thương hiệu có hoạt động tốt hay không. Việc định vị cần có thời gian nên bạn cần phải cho nó chút thời gian thì mới có thể đánh giá chính xác được.

Hiểu thế nào về tái định vị thương hiệu?

Để hiểu đơn giản chính là sự thay đổi những yếu tố như hình ảnh, chủ đề tiếp thị hay thông điệp truyền tải. Có thể thêm về tính năng, thiết kế hay đặc điểm của sản phẩm nhằm đem lại một cái nhìn tốt hơn của doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Việc tái định vị thường được diễn ra với chu kỳ từ 5 đến hay 10 năm tùy vào tiềm lực của công ty mà sẽ có hoạt động tái định vị diễn ra. Và có thể xảy ra với nhiều lý do như: tạo ấn tượng mới với khách hàng, thay đổi bản sắc công ty hay truyền tải lại thông điệp,… có rất nhiều lý do khác nhau.

Việc hành động trong khâu thay đổi rất dễ nhưng quan trọng là doanh nghiệp cần biết khi nào nên thay đổi, cần chú ý điều gì và những rủi ro gặp phải. Đó có thể là canh bạc mà các công ty và tổ chức cần xem xét kỹ lưỡng.

CORPORATE PARTNERSHIP SERVICES

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5